Tổng kết các văn hóa lễ hội ẩm thực Phú Yên
Đến Phú Yên khám phá văn hóa lễ hội ẩm thực phú yên, khám phá vùng đất phú yên, du lịch phú yên, đến phú yên đi đâu, địa điểm du lịch phú yên.
Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).
Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên.
Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.
Lễ hội ở Phú Yên
Ngoài các lễ hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam:
- Lễ hội đánh bài chòi, với các bài hát chòi dân gian, đậm bản sắc văn hóa của Phú Yên.
- Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức tại đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An
- Lễ đâm trâu của người Ba Na
- Lễ bỏ mả của người Êđê
- Lễ cúng đất của người Kinh
- Lễ hội cầu ngư của người Kinh
Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.)
- Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An.
- Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, Thành phố Tuy Hòa.
- Lễ hội Đồng Cam: 08/01, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa.
- Hội đua ngựa: 09/01, xã An Xuân, huyện Tuy An.
- Lễ hội chùa Từ Quang: 11/01, xã An Dân, huyện Tuy An.
- Hội chùa Ông (của người Hoa): 13/01, phường 1, Thành phố Tuy Hòa.
- Hội bài chòi: tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên.
- Lễ hội Sông nước Tam Giang: tết nguyên đán, thị xã Sông Cầu.
- Lễ hội cầu ngư: từ tháng 1 đến tháng 6, khắp các vùng ven biển.
- Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa.
- Lễ hội đền Lê Thành Phương:28/01, xã An Hiệp, huyện Tuy An.
- Lễ hội đền Lương văn Chánh: 19/09, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
- Lễ hội cầu an: Tháng 3 và tháng 8, ở khắp các chùa.
- Lễ hội bỏ mả: tháng 3 đến tháng 5, huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
- Lễ hội mừng sức khỏe: tháng 3 đến tháng 5, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
- Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
- Lễ hội mừng nhà mới: từ tháng 3 đến tháng 5, các huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh
- Lễ hội mừng lúa mới: từ tháng 3 đến tháng 5: các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh
Ẩm thực ở Phú Yên
- Bánh xèo: Cùng với bánh tráng, bánh xèo món ăn truyền thống của người dân ở Phú Yên. Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực; nếu thực khách có yêu cầu thì chủ quán có thể cho trứng vào để tăng thêm hương vị. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho mỡ, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ và nước bột gạo xay vào, đậy nắp chờ khoảng 1 phút là bánh chín. Bánh đổ xong vừa mềm, vừa nóng, có hương vị của hải sản biển. Người ta ăn bánh xèo với rau sống bao gồm xà lách, giá đỗ và nhiều loại rau thơm khác. Nước chấm gồm có 2 loại, người địa phương gọi là mắm đục và mắm trong. Mắm đục gần giống như mắm nên, cho thêm gia vị và ớt. Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi,... Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon. Ở Phú Yên đặc biệt là tại Thành phố Tuy Hòa, du khách có thể thưởng thức bánh xèo ở nhiều nơi, từ gánh hàng rong của các chị cho đến những địa điểm có danh tiếng bánh xèo ngon lâu năm tại khu Đại nam cũ trên đường Nguyễn Công Trứ.
- Bánh canh: Bánh canh là một món ăn bình dân ở Phú Yên, tuy vậy chủng loại bánh canh ở Phú Yên rất phong phú như: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ,... chỉ cần đi lòng vòng 10 phút cũng có thể đếm được tới 4-5 quán bán bánh canh bên vỉa hề, nhiều nhất là xung quanh bưu điện thành phố Tuy Hòa. Mỗi món bánh canh là một loại hương vị khác nhau, không quán nào giống quán nào. Bánh canh có thể được nấu với các vị cá dằm, chả cá là phổ biến, đặc biệt người ta dùng lá hẹ như một loại phụ gia đặc biệt thêm vào bánh canh để tăng thêm mùi vị.
- Bánh bèo, bánh hỏi, bánh ướt: Đây là 2 món bánh khá quen thuộc của người dân Việt Nam, cách chế miến 2 món ăn này ở Phú Yên không khác lắm so với nhiều vùng khác trên cả nước. Bánh ướt ở Phú Yên có cách tráng mỏng tương tự như cách tráng bánh cuốn nóng ở miền Bắc. Bánh ướt thường được phục vụ nóng ngay tại chỗ. Ngoài ra còn có bánh bèo nóng, ăn khi bánh vừa xuống lò. Bánh được hấp cách thủy trong chén nhỏ và được phục vụ tại chỗ. Các loại bánh trên thường được rải chà bông tôm (hay ruốc tôm theo cách gọi người miền Bắc), phục vụ cùng nước mắm ớt pha ngọt và nếu có yêu cầu có thêm lòng lợn đi kèm và cháo lòng.
- Bánh ít lá gai: Cũng là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở Phú Yên vào những ngày giỗ tổ tiên. nhân bánh được làm từ nhiều thứ như: đậu phộng và dừa; đậu xanh; đậu đen...Bánh này được bọc bằng lá gai và khi cho ra lò có màu xanh thẫm và tương tự như bánh gai của miền Bắc. Nhưng người Phú Yên không cho một miếng mỡ vào nhân bánh như bánh gai và bánh ít còn được làm với nhiều loại nhân chứ không chỉ là nhân đậu xanh.
- Chả dông: là món chả ram (chả giò) nhưng nguyên liệu làm từ thịt của con dông nên gọi là chả dông. Thịt dông được băm nhuyễn trộn với xã và ớt dùng làm nguyên liệu. Dùng chả dông được ăn với rau sống nước mắm tỏi ớt trộn đâu phụng đăm nhuyễn rất ngon. Món chả dông làm nên dánh tiếng của các cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Công Trứ khu Đại Nam cũ ở Thành phố Tuy Hòa. Ở đây thực khách có thể gọi một phần chả dông có thêm nem nướng được phục vụ cùng rau sống và bánh tránh để cuốn ăn kèm.
- Các món ăn từ Cá ngừ đại dương(Cá bò gù): Phú Yên nổi tiếng là nơi khởi phát nghề câu cá ngừ đại dương từ những đầu của thập kỷ 90 vì vậy các món đặc sản từ cá ngừ ở đây mang những nét rất riêng đặc trưng cho con người miền biển.
Trong đó có thể kể đến các món:
- Cá ngừ cắt lát ăn với mù tạt. Món ngày được chế biến từ các lát cá ngừ sống cắt nhở đường kính 4, 5 cm sau khi được đông lạnh để sắc cá chuyển từ đỏ sang hồng sẽ được dọn ra ăn kèm với các loại rau thường thấy là: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng...và cùng món nước chấm đặc biệt được pha bởi xì dầu, mù tạt và tương ớt. Thực khách có thể ăn lát cá với nước chấm kể trên hoặc cuộn lát cá với cải ăn cùng nước chấm.
- Mắt cá ngừ chưng cách thủy:(món "đèn biển") Cách chế biến: Mắt cá mua về rửa sạch. Chú ý cát lẫn vào mắt. Ướp các loại gia vị như hành, tiêu, ớt, tỏi, muối, bột ngọt... để cho thấm đều khoảng 15 - 20 phút thì cho vào nồi đất chưng cách thủy độ nửa giờ thì ăn được. Khi chưng cho thêm mấy vị thuốc bắc để khử mùi tanh và tăng chất bổ dưỡng. Ăn món này thường kèm với các loại rau thơm và kèm một vài ly rượu mạnh thì càng hợp khẩu...
- Gỏi bao tử cá ngừ: Đây là món hiếm, ít được bày bán ở hàng quán, bởi ngư dân đánh bắt cá ngừ thường dùng món này trong lúc họ còn lênh đênh trên biển hoặc về "lưu hành nội bộ". Chỉ cần rửa sạch bao tử rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với hành tây, tiêu, ớt, muối đường, mì chính... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. Món này mà nhắm với rượu gạo nổi tiếng ở làng Quy Hậu (Phú Hòa - Phú Yên) là thành một kết hợp tuyệt vời.
- Cháo đầu cá: Đầu cá mua về rửa sạch, xẻ làm tư rồi cho vào nồi nấu cháo như các loại cá khác. Sau những lúc chén tạc, chén thù với bạn bè mà có được chén cháo đầu cá ngừ đang bốc hơi thì không mấy chốc hơi men sẽ thoát ra khỏi người và có được giấc ngủ sâu, khi dậy cảm thấy người vô cùng khoan khoái...
- Ức cá ngừ: Ức cá ngừ sau khi tẩm ướt được hấp, kho và thậm chí xào và có mùi vị như thịt bò hoặc thịt lợn nếu có nhiều mỡ cá.