Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Mũi Đại Lãnh cùng với vịnh Vân Phong hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
Giới thiệu Mũi Điện, Mũi Đại Lãnh
- Giá: 10,000VNĐ-20,000VNĐ
- Số điện thoại: (0257) 389.3900
- Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
- Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Xã Hòa Xuân Nam, Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên
Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền...
Mũi Đại Lãnh có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và có ngọn hải đăng lớn cho tàu thuyền trong khu vực. Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này. Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng (năm 1945), đến năm 1961 mới hoạt động trở lại, nhưng do vùng Đại Lãnh - Vũng Rô là căn cứ cách mạng, trên biển là nơi tiếp nhận những chiếc tàu không số của những người cộng sản chở vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh Việt Nam nên hải đăng bị hủy bỏ, đến năm 1997 mới được khôi phục, Mũi Điện trở thành một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia.
Đến mũi Điện, du khách còn có thể ghé thăm di tích lịch sử của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển Vũng Rô. Trong kháng chiến chống Mỹ, hành trình vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam đã có 4 chuyến tàu không số cập bến Vũng Rô, trong đó có tàu 143 anh hùng tạo nên sự kiện Vũng Rô, một trong những khúc tráng ca vĩ đại của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Mũi Đại Lãnh
Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là mũi Nạy, mũi Ba, mũi Điện, được xây dựng năm 1890 thuộc địa phận xã Hoà Tâm (huyện Đông Hòa). Tháp hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều nhỏ dần phía ngọn, màu xám, cao 26,5m đứng trên nền toà nhà cao 110m (so mặt nước biển). Với chiều cao lý tuởng, ngọn hải đăng là nơi tốt nhất để đón lấy những khoảnh khắc bình mình đầu tiên ở Việt Nam.
Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền.
Leo hết 110 bậc thang xoắn ốc là lên đến đỉnh, nhìn xuống phía dưới biển cả bao la, gió thổi lồng lộng, những vất vả của đoạn đường chinh phục hải đăng giữa trưa nắng gắt dường như tan biến. Ở nơi mây trời gió nước thơ mộng này, lòng người khó thể không yên bình theo cảnh vật!
Ngọn hải đăng Đại Lãnh:
Đó là 1 trong 8 ngọn hải đăng có trên 100 năm tuổi trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là ngọn hải đăng nằm gần hải phận quốc tế nhất, nơi đón ánh bình minh trên đất liền đầu tiên ở Việt Nam.
Ghi chú khi đến tham quan du lịch Hải đăng Đại Lảnh, Mũi Điện
Thời điểm tốt nhất để tham quan nơi đây và chiêm nguỡng bình mình là mùa hè. Để đón bình minh rực rỡ ở Mũi Điện – Đại Lãnh, khách du lịch thuờng ở lại qua đêm thay vì rời thành phố Tuy Hòa lúc 3 giờ sáng. Vì vậy, nhiều nguời chọn cắm trại trên bãi biển hoặc đi thẳng đến ngọn hải đăng trong đêm truớc.