Sông Ba (phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa, phần hạ lưu gọi là Đà Rằng) là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900km2.
Sông dài 388 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng Bắc-Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai, chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây-Đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phố Tuy Hòa.
Vùng hạ lưu của sông có tên Sông Đà Rằng, từ này là từ đọc trại của Ea Drăng xuất phát từ tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy"
Dọc theo sông Ba có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất miền Trung Việt Nam.
Sông Đà Rằng – Dòng Sông Lớn Nhất Phú Yên
Lưu vực của hệ thống sông Ba rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông Bắc của Đăk Lăk.
Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ.
Các phụ lưu (sông con) quan trọng nhất của sông Ba là: sông Ayun (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa hai huyện Ayun Pa và Ia Pa), sông Krông H’Năng (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu huyện Sông Hinh):
- Sông Ayun từ núi Krông Hdung (tỉnh Gia Lai) ở độ cao 1.220m, có phụ lưu 2.950km2, dài 192km; sông Ayun nhập với sông Ba phía trên thị trấn Cheo Reo.
- Sông Krông Hnăng, bắt nguồn từ núi Chư Tung (tỉnh Gia Lai) ở độ cao 1.250m, có phụ lưu 1.753km2, độ dài 130km; nhập với sông Ba tại ranh giới tỉnh Gia Lai và Phú Yên.
- Sông Hinh bắt nguồn từ núi Chư Hơmu (tỉnh Đắk Lắk) ở độ cao 2.051m, có phụ lưu 1.040km2, dài 88km; nhập với sông Ba phía trên thị trấn Củng Sơn.
Các công trình thủy điện thủy lợi trên sông Ba
Thủy điện An Khê & Kanak
Thủy điện An Khê và Kanak nằm tại Sông Ba, huyện K’Bang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ; huyện Tây Sơn, tỉnh Tỉnh Bình Định, Nước Ta
Đập Đồng Cam
Ở hạ lưu sông Ba có công trình thủy nông Đồng Cam, đảm bảo ổn định tưới tiêu cho toàn bộ đồng bằng Tuy Hòa (tưới 20.000ha). Công trình này được xây dựng bởi người Pháp từ thập niên 1920
Thủy điện Sông Ba Hạ
Thủy điện Sông Ba Hạ được quy hoạch trên địa bàn 15 xã miền núi thuộc hai huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ có hai tổ máy với công suất 220 MW, sản lượng điện trung bình 825 triệu Kwh/năm, khởi công tháng 4/2004 hoàn thành tháng 11/2009
Hồ Ayun
Hồ Ayun hạ mở màn khai thác từ năm 1995, dung tích có ích là 201 triệu m3, tưới cho khoảng chừng 8.000 ha, năm 2001 bổ trợ thêm khu công trình thủy điện với hiệu suất lắp máy là 2,7 MW .
Hồ sông Hinh
Hồ sông Hinh với dung tích hữu ích là 323 triệu m3 nước phát điện năm 1999 khánh thành năm 2001 với công suất lắp máy 70 MW, tưới trực tiếp 4.500 ha, bổ sung nước cho đập Đồng Cam.
Cầu Đà Rằng biểu tượng văn hóa của mảnh đất Phú Yên
“Cầu Đà Rằng dài hai mươi mốt nhịp
Chàng bỏ ta đi biền biệt bấy lâu
Ngày xuân con cá giải sầu
Trông chàng chẳng thấy chàng đâu hỡi chàng.”
Cầu Đà Rằng đã đi vào câu ca dao của người dân Phú Yên từ đầu thế kỷ XX và từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa của mảnh đất này.
Cầu Đà Rằng bắc qua dòng sông Ba hay còn gọi là sông Đà Rằng, thuộc địa phận thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Cái tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm cổ “Ea Rarang” nghĩa là “con sông lau sậy”.
Cầu Đà Rằng biểu tượng văn hóa Phú Yên
Cầu Đà Rằng cũ được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỉ XX với 60 nhịp cầu rộng 77m, tổng chiều dài 1105m. Lúc bấy giờ, đây là cây cầu dài nhất miền Trung, dài thứ nhì nước ta sau cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Cầu được thiết kế với kết cấu dầm thép chịu lực, trụ bê tông cốt thép, chạy song song với đường ray tàu hỏa với bộ khung thép bảo vệ hình zích zắc tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo.
Tháng 12 năm 1946, cầu Đà Rằng bị phá hủy trong phong trào tiêu thổ kháng chiến chặn bước tiến quân Pháp xâm chiếm vùng tự do Phú Yên.
Trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa, năm 2004, cầu Đà Rằng mới được đưa vào hoạt động với 36 nhịp, dài 1512m, là cây cầu dài nhất trên Quốc lộ 1A qua miền Trung nước ta. Tổng kinh phí xây dựng cầu mới lên đến 420 tỷ đồng.
Cầu mới được đưa vào sử dụng không chỉ giúp cho người dân hai bên bờ đi lại thuận tiện hơn mà còn là nơi để du khách dừng chân ngắm cảnh. Từ cầu Đà Rằng, bạn có thể ngắm những bãi bồi rộng lớn, dòng sông Ba thơ mộng cùng với phong cảnh núi Nhạn hữu tình phía xa xa.
Cũng như cầu Long Biên với dòng sông Hồng ở Hà Nội hay cầu Tràng Tiền với dòng sông Hương ở Huế, cây cầu Đà Rằng với sông Đà Rằng từ bao đời nay vẫn luôn là một biểu tượng của mảnh đất Phú Yên.
Trên đây là tổng quan về Sông Đà Rằng Phú Yên một con sống lớn nhất ở Miền Trung. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về con sông này.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm các bài viết:
- Bảng giá thuê xe ô tô có lái, tự lái ở Tuy Hòa, Phú Yên 2021 mới nhất
- Kinh nghiệm thuê xe máy Tuy Hòa giá rẻ chất lượng uy tín
- Bảng giá thuê xe ô tô có lái, tự lái Đà Lạt 2021 mới nhất
- Bảng giá thuê xe ô tô có lái, tự lái ở Quy Nhơn, Bình Định 2021 mới nhất
- Bảng giá thuê xe ô tô Phú Yên các loại giá tốt nhất
- Bảng giá dịch vụ cho thuê xe ô tô 16 chỗ Tuy Hoà Phú Yên