Lạc giữa Cao nguyên Vân Hòa - Đà Lạt thứ hai giữa lòng Phú Yên
Một nơi không khí trong lành mát mẻ như Đà Lạt và những vườn cây trái xum xuê như ở miệt vườn Miền Tây. Cao nguyên Vân Hòa sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm say đắm lòng người.
Tôi cứ ngỡ mình đang đón gió Đà Lạt cho đến khi nhận ra đang ở giữa lòng Phú Yên, một sự lạc đường, một trải nghiệm đáng yêu.
Tôi không phải kiểu người luôn đi trên những con đường đã được lập trình sẵn. Lạc đường để trải nghiệm, lạc để tìm được lối đi. Và tôi may mắn được lạc vào một nơi được được gọi là Đà Lạt thứ hai giữa lòng xứ Nẫu – Cao nguyên Vân Hòa.
Một nơi không khí trong lành mát mẻ như Đà Lạ và những vườn cây trái xum xuê như ở miệt vườn Miền Tây. Cao nguyên Vân Hòa sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm say đắm lòng người.
Vùng cao nguyên này với đất đỏ bazan vốn có cùng với điều kiện tự nhiên khí hậu mát mẻ quanh năm rất phù hợp để cây ăn quả phát triển. Đến đây bạn sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp những cây trái mọc một cách tự nhiên không có bất kì tác động nào từ bạn tay con người nhưng chúng vẫn sinh sôi đơm hoa, kết trái sai trĩu cành.
Cao nguyên Vân Hòa vì nằm cách xa thành phố nên không khí trên này rất trong lành quanh năm.
Nằm ở độ cao trên 400m, cao nguyên đầy nắng và gió, thi thoảng có có sương mờ. Vào mùa thu khí hậu ở đây luôn thấp hơn thành phố Tuy Hòa khiến mọi người có cảm giác se se lạnh như khí hậu ở Đà Lạt vậy.
Cao nguyên Vân Hòa cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km theo hướng bắc. Từ Thành phố Tuy Hòa đi men theo quốc lộ 1A lên phía bắc đến thôn Hòa Đa, sau đó rẽ trái đi theo đường ĐT 643 ngược lên hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến cao nguyên Vân Hòa. Đây là điều được rút ra từ trải nghiệm lạc đường của mình. Đến Phú Yên bốn ngày và ngày thứ hai mình quyết định thuê xe chạy ra cầu gỗ Ông Cọp. Trên đường đi điện thoại hết pin và mình rẽ nhầm đường. Mình phóng tít chạy thằng lên tới di tích nhà thờ Bác Hồ đến đây mình hỏi người dân địa phương mới biết bị lạc đường.
Thật may rằng người ta hay nói cứ đi đi rồi sẽ đến, và tôi đã được “lạc trôi” vào thiên đường xanh ngút ngàn mang tên Cao nguyên Vân Hòa. Bây giờ, có nhắm mắt tôi cũng nhớ được con đường chạy tới cao nguyên đầy nắng và gió xinh đẹp này.
Cao nguyên Vân Hòa không chỉ nổi tiếng vì phong cảnh hữu tình mà còn là một di tích lịch sử. Di tích như nhà thờ Bác Hồ nằm ở thôn Hòa Bình – Xã Sơn Định – huyện Sơn Hòa. Hội trường Mùa Xuân: Được xây dựng năm 1973 tại một khu rừng thuộc địa bàn thôn Phong Hậu, xã Sơn Long. Hội trường có diện tích khoảng 160m2, là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (9/1973) và nhiều cuộc đại hội, hội nghị và một số hoạt động của cán bộ và các lực lượng vũ trang trong khu căn cứ.vào năm 2008 khu di tích nhà lịch sử đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cao nguyên Vân hòa như một vẻ đẹp lạ kỳ của thiên nhiên Phú Yên. Khi tất cả đều mơ về Phú Yên với biển xanh và nắng vàng thì cao nguyên Vân Hòa như một hòn ngọc xanh giữa lòng Phú Yên xinh đẹp. Nếu bạn như có lạc như tôi hãy dành chút thời gian ghé nơi này mà tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao Vân Hòa được gọi là Đà Lạt giữa lòng xứ Nẫu?